CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ NHỎ VÀ CÁCH CHĂM SÓC DA BÉ MÙA NẮNG NÓNG

Store mẹ và bé Thiên Phúc
56 Tô Vĩnh Diện, Khu phố 5, Phường Linh Chiểu, Thành phố Thủ Đức 0908565557

CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ NHỎ VÀ CÁCH CHĂM SÓC DA BÉ MÙA NẮNG NÓNG

Ngày đăng: 15/02/2024 04:30 PM

CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ

 Chốc lở

Chốc lở là bệnh do vi khuẩn gây ra khi chúng ta vệ sinh không sạch sẽ hoặc sai cách. Nguyên nhân do tụ cầu khuẩn hoặc liên cầu khuẩn gây ra, người bệnh xuất hiện mụn nước hình tròn và dẹt ở má sau đó lan ra cằm, trán. Sau một thời gian từ 2 đến 3 giờ các nút mụn này sẽ đục dần và mưng mủ rồi vỡ ra đóng vảy màu vàng. Khi vảy chốc ra sẽ để lại thâm và khá lâu mới mờ sẹo. Đặc biệt nếu để nút dịch bị nhiễm trùng có thể gây sốt, và sẹo khá sâu, lâu lành.

Bệnh có thể chuyển biến nặng nếu để ý và không kịp thời điều trị cho trẻ, dẫn đến bệnh viêm cầu thận. Tầm 2 tuần từ khi xuất hiện. biểu hiện là phù mặt, đi tiểu ít, tăng huyết áp,...

Cách điều trị:

 Rôm sảy

Đây là căn bệnh ngoài da phổ biến mà hầu hết các trẻ em đều mắc phải. Vào những ngày trời nắng nóng, oi bức, cơ thể trẻ tiết nhiều mồ hôi và vệ sinh không kịp thời sẽ rất dễ làm tuyết mồ hôi bị tắc, bít. Da nổi những đám sần nhỏ màu hồng, có khi mọc khắp cơ thể và dày đặc. Đặc biệt xuất hiện những vị trí mồ hôi bị ứ đọng như cổ, mặt, những nơi có nếp gấp, nách,...Bện không quá nghiêm trọng nên cha mẹ không cần quá lo lắng.

Cách chăm sóc và điều trị:

Mụn nhọt

Bệnh do vi khuẩn gây ra, thời tiết nóng ẩm, vệ sinh không sạch sẽ và ăn ít rau, uống ít nước, nhiều đồ ngọt. Viêm nang lông và những vùng lân cận, xuất hiện những vết sưng đỏ, sau một thời gian sẽ thấy nóng lên, cứng hơn và dây đau nhức cho trẻ. Các nốt mụn sẽ nhanh chóng vỡ ra và khô lại.

Cách chăm sóc khi trẻ mắc bệnh về da này:

Viêm da do tã lót

Bệnh thường xảy ra với các trẻ từ 9 đến 12 tháng tuổi, đặc biệt với trẻ bị béo phì và trẻ em gái. Triệu chứng của bệnh: nóng đỏ, đau rát các vùng quấn tã như bụng dưới, đùi, mông. Vùng da này bị bỏng, đỏ, tiết dịch sau đó đóng vảy. Nếu điều trị không kịp thời bệnh sẽ lan sang các vùng lân cận, xuất hiện các vết xước, giảm sắc tố, nặng hơn sẽ khiến bộ phận sinh dục bị tổn thương.

Để chống hăm cho bé, ngoài việc chọn tã loại tốt, cha mẹ còn phải sử dụng đúng cách. Mùa hè nên hạn chế dùng bỉm cho bé, nếu phải dùng thì nên thay thường xuyên hoặc thay ngay sau khi bé đại tiện. Khi thay, nên rửa vùng mặc tã bằng nước ấm, tránh kỳ cọ mạnh, sau đó thấm nước, để một lát cho khô rồi mới đóng bỉm mới.

(?)CÁCH CHĂM SÓC DA BÉ MÙA NẮNG NÓNG

- Luôn giúp bé khô mồ hôi. Mùa nắng nóng trẻ dễ đổ mồ hôi. Do vậy, bạn nên chú ý chuẩn bị các loại khăn bông vải mềm để giúp bé thấm mồ hôi.

Lưu ý: không nên dùng quạt máy để giúp bé làm mát. Nó có thể khiến bé khô da và mất nước.

- Nên tắm cho bé thường xuyên hơn so với mùa lạnh. Tuy nhiên không nên tắm quá nhiều lần.

Lưu ý: nên tắm nước ấm cho trẻ hoặc chuẩn bị nước tắm với các loại dầu và hương dành riêng cho bé. Tuyệt đối không tắm nước lạnh cho bé. Và sau khi tắm phải lau khô bé thật nhanh và thật kĩ.

- Dùng các loại kem phấn dành cho trẻ em để bảo vệ da cho bé. Bên cạnh kem chống nắng, mùa này cũng cần chú ý hơn đến các loại kem phấn bảo vệ da cho bé.

- Do mùa nắng nóng cũng là mùa sinh sản của các loại côn trùng, hãy tham vấn bác sĩ nhi khoa về các loại kem chống côn trùng cho bé của bạn.

- Chọn quần áo phù hợp mùa nóng cho trẻ. Hãy cho bé mặc các loại quần áo vải bông nhẹ thoáng và sáng màu. Nên thay quần áo thường xuyên cho bé nhất là những khi trời nóng. Vì quần áo nhớp mồ hôi cũng sẽ khiến trẻ dễ bị các bệnh ngoài da do hâm hoặc nấm.

- Thường xuyên kiểm tra da của bé và đưa bé đi khám sức khỏe định kỳ. Luôn theo dõi các triệu chứng và kiểm tra da của bé thật cẩn thận. Đừng xem thường bất cứ dấu hiệu nhỏ nào.

- Nên đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ đều đặn.

Chia sẻ:
Bài viết khác:
Zalo
Hotline